Thờ Thần Tài Thổ Địa từ lâu đã trở thành một nét đẹp trong văn hóa tín ngưỡng tâm linh của người Việt. Trên bàn Ông Địa Thần Tài thường có các vật phẩm như tượng Ông Địa Thần Tài, bài vị Thần Tài Thổ Địa, bát nhang, lọ hoa, ông cóc, hũ nước – gạo – muối, 5 chén nước… Trong đó, bài vị Thần Tài là một trong những vật phẩm không thể thiếu, có ý nghĩa quan trọng trên bàn thờ Ông Địa, Thần Tài.
Bài vị Thần Tài Thổ Địa là gì?
Bài vị Thần Tài Thổ Địa là tấm bài vị được làm từ nhiều chất liệu khác nhau và được đặt ở phía sau tượng Ông Địa Thần Tài. Đây là một tấm thẻ làm bằng giấy kết hợp với gỗ và các chất liệu khác, thường được thiết kế với nhiều màu sắc, kiểu dáng khác nhau. Hiện nay, đa phần các mẫu bài vị Thần Tài thường có nền đỏ, chữ vàng hoặc chữ đen hoặc bài vị có nền trắng, phía trên khắc chữ vàng. Chữ trên bài vị được thể hiện rất rõ ràng, tỉ mỉ, nổi bật, là vật phẩm không thể thiếu trên bàn thờ.
Bài vị Thần Tài ghi rõ danh hiệu, chức vị của các vị Thần mà gia chủ đang thờ phụng. Nếu bàn thờ mà không có bài vị, chỉ có tượng cùng các vật phẩm khác thì việc thờ cúng gần như không có ý nghĩa, không có tính linh thiêng. Đây là vật phẩm mang ý nghĩa tâm linh đặc biệt, giúp mang lại tính linh cho bàn thờ.
Khi thờ cúng, gia chủ cần chuẩn bị đầy đủ các vật phẩm cần thiết cho bàn thờ như tượng thờ, bài vị, ông cóc, tỳ hưu, bát hương, lọ hoa, mâm quả, 3 chóe thờ, kỷ gồm 5 chén nước. Và hơn hết, bàn thờ không thể thiếu được bài vị Thần Tài, bài vị cần được đặt đúng vị trí, đúng hướng. Trong quá trình bày trí bài vị, thờ cúng cần cẩn thận, không được qua loa, điều này sẽ giúp mang đến nhiều may mắn, tài lộc cho gia chủ, đồng thời cũng giúp tăng tính linh cho bàn thờ, giúp hóa giải tai họa, điềm gở, hung khí.
Ý nghĩa của bài vị Thần Tài Thổ Địa
Bài vị Thần Tài Thổ Địa là tấm thẻ được gia công thếp chữ -rồng, sau đó được ép kính, đóng khung gỗ hoặc khung thép, hợp kim mạ vàng có ghi danh hiệu, chức vị của các vị Thần được thờ phụng. Tuy nhiên, có rất nhiều người thỉnh bài vị Thần Tài nhưng lại không hiểu được ý nghĩa của vật phẩm này. Nhiều người cho rằng bài vị này ghi tên hai vị là Thần Tài và Thổ Địa, thế nhưng sự thật thì không đơn giản như vậy.
Bàn thờ Ông Địa Thần Tài thường chỉ có 2 pho tượng là Thần Tài và Thổ Địa. Trong đó, Thần Tài là vị thần cai quản tài lộc, tiền bạc của dân gian, hình tượng ông Thần Tài trở nên phổ biến và được thờ phụng nhiều khi thương nghiệp, kinh tế ngày càng phát triển. Trong khi đó, Thổ Địa là vị thần cai quản đất đai, ruộng vườn, bảo vệ gia súc, quyết định phúc họa của một gia đình, có thể giúp gia chủ có cuộc sống ấm no, sung, túc đủ đầy.
Chúng ta thường nghĩ rằng 2 pho tượng trên bàn thờ Thần Tài chỉ tương ứng với hai vị Thần nhất định. Tuy nhiên, sự thật thì 2 tượng thờ này chỉ có ý nghĩa tượng trưng, chúng ta thờ đến 5 vị Thần Tài và 5 vị Thổ Địa. Đây là lý do vì sao thờ tượng Thần Tài cần phải có thêm bài vị Thần Tài. Vì bài vị mới là nơi thể hiện đầy đủ ý nghĩa của việc thờ cúng. Ý nghĩa của bài vị không phải chỉ là để trang trí cho đẹp mà còn là để định danh, xác định bàn thờ của chúng ta đang thờ phụng các vị Thần Tài và Thần Đất.
Giải thích ý nghĩa chữ Hán trên bài vị Thần Tài
Bài vị Thần Tài có 5 dòng chữ Hán, nếu không tìm hiểu thì rất khó để hiểu được ý nghĩa của những chữ này. Chữ trên bài vị được viết theo hàng dọc, từ trên xuống dưới, được đọc theo thứ tự từ phải sang trái, trong khi đó, cách đọc thông thường của chúng ta là từ trái sang phải.
Có rất nhiều các giải nghĩa về ý nghĩa của những dòng chữ này, tuy nhiên phổ biến nhất vẫn là cách hiểu sau:
- Dòng 1: Gồm 5 chữ bên phía ngoài cùng, tay phải, phiên âm là “Vật Huê Thiên Bửu Nhật”, dịch nghĩa là “Cành Vàng Lá Ngọc”. Câu này có ý nghĩa chúc tụng, ca ngợi các vị Thần đều là những bậc cao quý, nhằm có ý tán dương để thể hiện mong cầu được ban phước lộc, may mắn.
- Dòng 2: Gồm 6 chữ Hán tinh tế, được viết nổi bật rõ ràng hơn hết, phiên âm là “Ngũ Phương Ngũ Thổ Long Thần”, dịch nghĩa là “Chư Vị Long Thần Của Ngũ Phương Ngũ Hành”. Nói đến chức danh của các vị thần đang được thờ phụng, là danh hiệu của các vị Thần Tài chưởng quản 5 phương cùng các vị Thần Đất cai quản long mạch.
- Dòng 3: Cũng gồm 6 chữ Hán nổi bật trên bài vị, phiên âm là “Tiền Hậu địa Chủ Thần Tài Nhân”, nghĩa là “Chư Vị Chủ Đất, Tài Thần Đời Trước Đời Sau”. Ở đây, có thể hiểu, tiền địa chủ thần tài là các vị thần tài, thần đất trước đây, được nhắc đến để thể hiện sự tôn kính, ghi nhớ nguồn cội, gốc gác. Trong khi đó, cụm từ hậu chủ thần tài nhân, tức là các vị thần tài sau này được dùng để chỉ cho những vị thần tài, thần đất của hiện tại.
- Dòng 4: Gồm 5 chữ Hán, được dịch là “Nhân Kiệt Địa Linh Thời“, nghĩa là “Cây Bạc Nở Hoa”, cũng có ý nghĩa chúc tụng, ca ngợi, tán dương.
- Dòng 5: Gồm 7 chữ Hán, dịch là “Tiên Cô Tiên Hữu Tri Thần Vị”, nghĩa là “Các Vị Tổ Cô, Các Vị Bằng Hữu Phẩm Thần Vị”, câu này nói về danh hiệu của các vị Thần khác mà gia đình thờ.
Các vị Thần được nhắc đến trên bài vị là những ai?
Như đã đề cập, chúng ta thờ không đơn thuần là 2 vị Thần, tức Thần Tài và Thổ Địa tương ứng với 2 tôn tượng thờ mà là thờ 5 vị Thần Tài cùng 5 vị Thổ Thần. Theo các tài liệu Phật giáo Tây Tạng, 5 vị Thần Tài còn được gọi là Ngũ Bộ Thần Tài hay Thần Tài Ngũ Sắc. Gồm có 5 vị lần lượt là Bạch Thần Tài, Hồng Thần Tài, Lục Thần Tài, Hoàng Thần Tài và Hắc Thần Tài. Còn theo một số tài liệu khác, 5 vị Thần Tài tương ứng với 5 phương là Trung tâm, Đông, Tây, Nam và Bắc. Các vị Thần Tài mà chúng ta thờ trên bài vị bao gồm:
- Văn Thần Tài Thanh Đế, cai quản hướng Đông, tên gọi Tỷ Can
- Võ Thần Tài Bạch Đế, cai quản hướng Tây, tên gọi Quan Công
- Văn Thần Tài Xích Đế, cai quản hướng Nam, tên gọi Phạm Lãi
- Võ Thần Tài Hắc Đế, cai quản hướng Bắc, tên gọi Triệu Công Minh
- Trung Bân Thần Tài Hoàng Đế, ở vị trí trung tâm, tên gọi Vương Hợi.
Trong khi đó, 5 vị Thần Đất trên bài vị Thần Tài là 5 vị thần cai quản long mạch, bảo vệ dân cư, đất đai, mùa màng, ban phước, trừ họa, quyết định phúc họa của một gia đình. Các vị Thần Đất này lần lượt gồm:
- Thổ Công: Là vị Thần Đất có nhiệm vụ trông coi nhà cửa, bếp núc, cũng là vị Thần có thể quyết định phúc họa của một gia đình.
- Thổ Thần: Là vị Thần Đất cai quản một vùng đất đai, một khu vực nhất định
- Thổ Địa: Là vị thần cai quản của công, có tên gọi khác là môn khẩu thổ địa, có nhiệm vụ tiếp dẫn, dẫn Thần Tài vào nhà
- Thổ Phủ: Là vị Thần Đất có nhiệm vụ trông coi, bảo vệ kho lương thực, kho hàng hóa đối với những người kinh doanh
- Thổ Kỳ: Là vị Thần Đất có nhiệm vụ giúp sản sinh vật ngoài vườn, đồng thời còn chưởng quản việc chợ búa, mua bán…
Ở Việt Nam, Thần Tài được thể hiện trong hình dáng một ông lão râu tóc bạc phơ, dáng vẻ trang nhã, thân mặc quan phục oai nghiêm, chỉnh tề. Ngài thường được thể hiện trong tư thế ngồi trên ghế, đôi mắt tinh anh, miệng nở nụ cười vui vẻ, hiền từ, trong tay thường cầm một thỏi vàng hoặc gậy như ý, có ngụ ý mang đến may mắn, tài lộc, thịnh vượng, vạn sự như ý cho gia chủ. Hình tượng này được cho là tương đối giống với hình tượng của Văn Thần Tài Thanh Đế, có tên gọi Tỷ Can.
Còn Ông Địa thường được thể hiện với dáng vẻ phúc hậu, thân hình mập mạp. Ông mặc y áo hở bụng phô cả rốn, khuôn mặt luôn nở nụ cười tươi vui, rạng rỡ. Ông có chòm râu hóm hỉnh, hài hước, thường đi chân trần hoặc mang dép ngọc, dáng vẻ mộc mạc, thân thương. Ông Địa là vị Thần quyết định phúc họa của một gia đình, có thể mang đến cho người thờ một cuộc sống ấm no, sung túc, hạnh phúc, đủ đầy.
Cách bày trí bài vị Thần Tài trên bàn thờ Ông Địa Thần Tài
Bài vị có ý nghĩa rất quan trọng trên bàn thờ, không chỉ cần thiết để các vật phẩm thờ được đầy đủ, trọn vẹn mà là nơi ghi lại danh hiệu, chức vị của các vị Thần mà chúng ta thờ cúng. Như vậy, các Ngài có thể ngự về bàn thờ, giúp tăng tính linh, xác định được đối tượng thờ cúng của chúng ta, từ đó mang đến phúc khí, tài lộc, may mắn cho gia chủ và các thành viên trong gia đình.
Bài vị là cần thiết, không thể thiếu, càng không nên qua loa, sơ sài, càng không nên qua quýt, bất cẩn trong việc lựa chọn và bố trí bài vị trên bàn thờ. Sau đây là cách bày trí bài vị Thần Tài trên bàn thờ mà bạn có thể tham khảo:
- Bài vị cần được đặt phía trong cùng, phía sau tượng Ông Địa Thần Tài, sát với vách của bàn thờ, tuyệt đối không nên đặt lệch sang một bên hay đặt ra ngoài
- Hướng của mặt chữ bài vị phải cùng hướng với bàn thờ, đồng thời, để đón phúc khí, quan sát được lượng khách ra vào, bàn thờ nên hướng mặt ra cửa lớn. Do đó, bài vị cũng cần hướng mặt ra cửa, không có vật che chắn tầm nhìn, không bị che khuất khi nhìn từ ngoài vào
- Bài vị nên được đặt ngay ngắn, trang nghiêm để thể hiện sự trang trọng, tôn kính. Nơi bày trí bài vị và bàn thờ cần sạch sẽ, thoáng đãng, khô ráo. Không đặt bàn thờ ở nơi có nhiều bụi bẩn, nơi ô uế, có vật nhọn chĩa vào.
- Cần bày trí các vật phẩm thích hợp lên bàn thờ, dọn dẹp bố trí ngăn nắp, đúng phong thủy. Tuyệt đối không để đồ đạc linh tinh, bày trí vật phẩm thờ tùy ý, bất quy tắc hay để đồ dùng không liên quan, đồ vật cá nhân lên bàn thờ.
- Bàn thờ, bài vị Thần Tài có thể được đặt ở hướng cung Thiên Lộc hoặc cung Quý Nhân. Đây là hai hướng tốt nhất trong phong thủy, có thể mang đến tiền bạc, tài lộc, giúp gia chủ phát tài, phát lộc, công việc thăng tiến hoặc giúp gia chủ gặp dữ hóa lành, chuyển nguy thành an, hóa giải tai ương, rủi ro, có quý nhân phù trợ.
Trên đây là một số thông tin về bài vị Thần Tài và cách bày trí vật phẩm này trên bàn thờ Ông Địa, Thần Tài. Bài vị Thần Tài được thiết kế vô cùng đa dạng, ngày càng tinh tế, tỉ mỉ, là vật phẩm quan trọng không thể thiếu trên bàn thờ. Quý khách có nhu cầu thỉnh bài vị Thần Tài có thể liên hệ qua hotline 093 9194 468 hoặc đến trực tiếp địa chỉ cửa hàng tại A90, đường Lê Thị Riêng, P. Thới An, Q.12, TP.HCM.