Chọn mẫu tượng thần tài thổ địa đẹp nhất tại Shop Thần Tài
Theo Tuổi (Con giáp):
- Mẫu tượng Thần Tài Ông Địa hợp tuổi Tý
- Mẫu tượng Thần Tài Ông Địa hợp tuổi Sửu
- Mẫu tượng Thần Tài Ông Địa hợp tuổi Dần
- Mẫu tượng Thần Tài Ông Địa hợp tuổi Mão
- Mẫu tượng Thần Tài Ông Địa hợp tuổi Thìn
- Mẫu tượng Thần Tài Ông Địa hợp tuổi Tỵ
- Mẫu tượng Thần Tài Ông Địa hợp tuổi Ngọ
- Mẫu tượng Thần Tài Ông Địa hợp tuổi Mùi
- Mẫu tượng Thần Tài Ông Địa hợp tuổi Thân
- Mẫu tượng Thần Tài Ông Địa hợp tuổi Dậu
- Mẫu tượng Thần Tài Ông Địa hợp tuổi Tuất
- Mẫu tượng Thần Tài Ông Địa hợp tuổi Hợi
Theo chất liệu:
Theo mức giá:
Thần Tài Thổ Địa Là Ai?
Ông Địa và Thần Tài là hai vị thần quen thuộc, được cho là có liên quan mật thiết đến đến cuộc sống con người. Việc thờ Ông Địa Thần Tài là để thể hiện mong muốn được các Ngài phù hộ cho gia đạo bình an, tài lộc hanh thông, sức khoẻ dồi dào, gặp được nhiều điều may mắn tốt lành trong cuộc sống lẫn sự nghiệp.
Về Thần Tài
Theo điển tích Trung Quốc, thuở xưa có người lái buôn tên là Âu Minh. Một lần nọ khi đi qua hồ Thanh Thảo, Âu Minh được Thuỷ Thần tặng cho một nữ tỳ có tên là Như Nguyện. Sau khi cưới nàng làm vợ, công việc làm ăn buôn bán của Âu Minh ngày càng phát đạt, chẳng mấy chốc đã nhanh chóng giàu to.
Thế nhưng trong một lần say rượu trong ngày tết, anh ta đánh đuổi Như Nguyện khiến nàng sợ hãi trốn vào đống rác và biến mất. Kể từ đó việc làm ăn của Âu Minh ngày càng sa sút và lụn bại, chẳng mấy chốc đã trở thành kẻ nghèo khó. Lúc này người ta nhận định Như Nguyện là hoá thân của thần Tài, rồi lập bàn thờ để thờ nàng dưới góc nhà. Đồng thời cũng kiêng quét nhà hốt rác trong ba ngày tết để tránh hốt cả Thần Tài, làm mất tài lộc.
Còn theo một điển tích khác thì Thần Tài vốn là một vị thần trên tiên giới. Do say rượu, ông bị rơi xuống trần gian, vì đầu va phải đá nên mất trí, rồi bị kẻ xấu trấn lột, không còn tiền lại không biết làm việc trần nên chỉ có thể lang thang xin ăn.
Một hôm, Thần Tài được một ông chủ cửa hàng vịt buôn bán ế ẩm mời ăn no. Kể từ ngày đó, cửa hàng bỗng tấp nập người ra kẻ vào. Thế nhưng sau một thời gian, ông chủ không muốn mời ông ăn không nữa nên đã đuổi đi. Thấy ông đáng thương, chủ cửa hàng đối diện đã cưu mang Thần Tài. Thế là khách từ bên kia lại đột nhiên chuyển hết sang bên này.
Bấy giờ người ta mới ngộ ra ông là Thần Tài, tranh nhau mời ông ăn, mặc quần áo mới cho ông. Trong một lần vô tình được tặng lại bộ quần áo mặc lúc mới hạ trần, kí ức Thần tài khôi phục lại và quay trở về tiên giới.
Về Thổ Địa
Thổ Địa hay Thổ Công là vị Thần trông coi, bảo hộ một diện tích đất đai nào đó. Theo quan niệm dân gian, Ông Địa còn có vai trò bảo vệ gia súc, giúp mùa màng bội thu, quyết định phúc họa của một gia đình. Thờ Thổ Địa là tín ngưỡng xuất phát từ thời xa xưa, khi mà nông nghiệp còn là hoạt động sản xuất chính yếu, chiếm vai trò quan trọng. Theo thời gian, hình tượng Thổ Địa được trừu tượng hóa, trở thành vị tôn Thần tối cao cai quản đất đai, giúp gia chủ có cuộc sống ấm no, đủ đầy, phát đạt, giàu có.
Ý Nghĩa Của Tượng Thần Tài Thổ Địa
Thờ Thần Tài Thổ Địa từ lâu đã là tín ngưỡng văn hóa dân gian trong đời sống tâm linh của người Việt. Hiện nay, vẫn chưa có sự phân biệt thật sự rõ ràng giữa Ông Địa và Thần Tài. Tuy nhiên, nhìn chung đây đều là hai vị thần đều có liên quan đến tài lộc, sự hưng thịnh, giàu có của gia chủ nên thường được thờ một đôi và không thể tách rời.Thần Tài Thổ Địa thường được thờ phụng với mong muốn được các Ngài bảo hộ, có cuộc sống ấm no, sung túc, đủ đầy. Ông Địa là vị thần cai quản đất đai, bảo vệ ruộng vườn, quyết định phúc họa của một gia đình, giúp gia chủ phát đạt giàu có. Còn Thần Tài là vị Thần có nhiệm vụ cai quản tiền bạc, tài lộc của nhân gian. Hình tượng Thần Tài xuất hiện khi thương nghiệp ngày càng phát triển, dấu hiệu của sự giàu có chuyển từ “lúa thiên, ruộng mẫu” trở thành “tiền đầy tay, vàng đầy túi”.
Thần Tài Thổ Địa là điểm tựa tâm linh của nhiều người trên con đường mưu sinh lập nghiệp. Thường được thờ cúng với hy vọng được các Ngài phù hộ, giúp đỡ, mang đến nhiều may mắn tài lộc, con đường làm ăn thông thuận. Người ta tin rằng bàn thờ Thần Tài Thổ Địa càng ngăn nắp, sạch sẽ, tinh tươm thì việc làm ăn sẽ ngày càng thuận lợi, được may mắn trong việc kinh doanh buôn bán, có cuộc sống ấm no đủ đầy, gia đạo êm ấm, sự nghiệp ngày càng triển.
Cách thờ cúng Thần Tài Thổ Địa
* Cách cúng Ông Địa Thần Tài hàng ngày
Thờ Thần Tài Thổ Địa hàng ngày không yêu cầu phức tạp, gia chủ chỉ cần hàng ngày đặt một đĩa hoa quả tươi, một hộp bánh nhỏ thay hoa tươi và chén nước là được. Việc thờ cúng phải xuất phát từ lòng thành kính, đảm bảo tính linh thiêng. Ngoài ra, cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Mỗi ngày, chỉ nên thắp hương vào hai thời điểm là 7 – 9h sáng hoặc 6 – 7h tối
- Mỗi lần chỉ nên đốt 5 cây nhang, khi đốt nhang thì nên thay nước trắng và nước trong lọ hoa
- Mỗi tháng, nên vệ sinh lau chùi bàn thờ, tắm cho Ông Địa Thần Tài vào ngày 14 âm lịch hoặc ngày cuối tháng.
- Nên sử dụng một chiếc khăn riêng để lau tượng Ông Địa Thần Tài sau khi tắm tượng, không sử dụng khăn này cho mục đích khác.
* Cách cúng Ông Địa Thần Tài vào ngày vía Thần tài, ngày rằm, mồng một
Theo các chuyên gia phong thuỷ, thời gian thích hợp để thắp hương Thần Tài Thổ Địa là vào khoảng 7 – 9h (giờ Thìn) buổi sáng. Trước khi cúng nên chuẩn bị lễ vật và lau dọn bàn thờ cẩn thận. Có thể tẩy trần bằng nước lá bưởi hoặc lấy một cái thau sạch sẽ, đổ nước sạch vào rồi pha một ít rượu trắng để tắm rửa cho Ông Địa và Thần Tài. Sau đó lau chùi, dọn dẹp sạch sẽ bàn thờ.
Trong ngày vía Thần Tài, gia chủ nên dâng đồ cúng mặn, thường là các món ăn ngon như gà, heo quay, hoa quả, nước uống hàng ngày… Theo quan niệm dân gian, Ông Địa có sở thích uống cafe, thuốc lá, ăn chuối xiêm, còn Thần Tài thì lại thích ăn tôm, cua biển và chuối chín. Hai vị Thần này rất ưa sạch sẽ, không thích nơi có bụi bẩn, bừa bộn nên gia chủ cần chú ý thường xuyên dọn dẹp để bàn thờ luôn được sạch sẽ.
Hoa cúng Thần Tài Thổ Địa không nên dùng hoa giấy hoặc hoa vải. Nên chọn các loại hoa tươi, hoa có nụ và có hương thơm càng tốt. Trái cây cúng nên chọn mua những loại tươi ngon, hay được dùng để cúng Thần Tài như chuối, táo, cam, quýt, lê…
* Gợi ý lễ vật cúng Thần Tài Thổ Địa
Thông thường, trong ngày Vía Thần Tài, người ta sẽ cúng Ông Địa Thần Tài mâm cúng gồm:
- Bộ tam sên gồm: 3 quả trứng luộc, 3 con tôm hoặc cua luộc, 300g thịt heo luộc hoặc quay
- Cá lóc nướng: Nên là cá lóc để nguyên con đem nướng trui
- Mâm ngũ quả: Có thể chọn táo, cam, dưa hấu, xoài, thanh long, lê…
- Một bao thuốc lá, có 2 điếu thuốc thò đầu ra
- 1 Đĩa muối hột và 1 đĩa gạo
- 1 Bộ giấy tiền vàng mã
- 1 Lọ hoa tươi màu sắc rực rỡ
- Khay vàng giấy
- 2 Cây đèn nhỏ
- 2 Bát hương
- 1 Khay nước gồm 2 chén rượu và 3 cốc nước.
* Một số lưu ý với bàn thờ Thần Tài Thổ Địa mới lập
Với những bàn thờ Thần Tài Thổ Địa mới lập, gia chủ cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
- Trong 100 ngày đầu nên thắp nhang liên tục để bàn thờ tụ khí
- Tuyệt đối không tắt đèn trên bàn thờ, mỗi sáng thay nước, thắp một nén nhang thơm Ấn Độ. Khi cần cầu xin điều gì thì thắp 3 nén nhang theo hàng ngang. Vào ngày mùng 1, ngày rằm, ngày lễ thì thắp 5 nén nhang theo hình chữ thập
- Chỉ nên rút chân nhang vào ngày 23 tháng chạp và đem hoá cùng tiền giấy, sau khi hoá xong thì đổ vào đám tro một ít rượu.
Bày Trí Bàn Thờ Thần Tài Hợp Phong Thủy
Bàn thờ Thần Tài Ông Địa đóng vai trò vô cùng quan trọng đặc biệt là với những người làm ăn, kinh doanh buôn bán. Gia chủ không chỉ cần nắm được cách cúng Ông Địa Thần Tài mà cũng cần xác định được các vật phẩm thờ cần thiết, cách bày trí tượng Ông Địa Thần Tài sao cho hợp phong thuỷ.
* Các vật phẩm thờ cần có trên bàn thờ Ông Địa Thần Tài
Thông thường, trên bàn thờ Ông Địa Thần Tài sẽ gồm những vật phẩm thờ sau:
- Tượng Ông Địa Thần Tài
- Bài vị, tờ hiệu
- Bát hương
- 1 – 2 lọ hoa
- Tượng linh vật chiêu tài: Cóc ngậm tiền, Long Quy, Tỳ Hưu
- 3 hũ gạo, nước, muối
- Khay xếp 5 chén nước
- Đĩa trái cây
- 5 củ tỏi
- Đồng hoa mai, dây ngũ phúc hoa mai
- Đèn thờ
- Nậm rượu
* Cách bày trí bàn thờ Ông Địa Thần Tài
Khi bày trí các vật phẩm phong thuỷ trên bàn thờ Ông Địa Thần Tài, gia chủ cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
- Nên bố trí theo lối tả thanh long, hữu bạch hổ. Trong đó, Tượng Thần Tài nên đặt ở vị trí bên trái, Ông Địa đặt ở bên phải, nếu có Thần Phát thì tương Thần Phát đặt giữa.
- Phía sau tượng được dán một tấm bài vị, phía tượng đặt 3 hũ đựng nước, gạo và muối
- Chính giữa bàn thờ là bát hương, trước bát hương đặt khay xếp 5 chén nước hình chữ Thập
- Lọ hoa và trái cây thì đặt theo quan niệm “Đông bình, Tây quả”
- Cóc ngậm tiền nếu ngậm đồng xu cổ thì nên đặt quay vào nhà để nhả tài lộc, nếu cóc miệng không ngậm tiền thì buổi sáng quay mặt cóc ra ngoài để hút tài lộc, buổi tối xoay vào trong để nhả tiền tài.
- Ngoài cùng đặt một bát nước nông lòng, phía trên rắc những cánh hoa hồng.
* Hướng đặt bàn thờ Thần Tài Thổ Địa hợp phong thuỷ
Bàn thờ Thần Tài Thổ Địa thường được đặt ở hướng tốt, có thể bao quát được toàn bộ không gian. Bàn thờ nên đặt theo hướng ra cửa chính, song song với cửa chính hoặc theo cung Tài Lộc (Thiên Lộc) và Quý Nhân. Khi chọn hướng đặt bàn thờ cần lưu ý những vấn đề sau:
- Nếu muốn sự nghiệp tăng tiến, việc làm ăn ngày càng phát đạt, tấn tới thì đặt bàn thờ ở hướng cung Tài Lộc. Còn nếu mong muốn gặp nhiều may mắn, gặp dữ hóa lành, được quý nhân phù trợ thì nên đặt ở hướng cung Quý Nhân.
- Bàn thờ Thần Tài nên đặt theo nguyên lý “tọa sơn hướng thuỷ”, tức là sau lưng phải tựa vào tường vững chắc, phía trước rộng rãi bao quát được không gian, nhìn thấy được khách ra vào.
- Chỗ thờ phải sạch sẽ, tuyệt đối không hướng vào những nơi như nhà tắm, nhà vệ sinh, chỗ nuôi gia cầm, đồng vật
- Tránh đặt ở những vị trí động như cầu thang, tránh đặt đối diện gương, mặt phẳng phản chiếu, nơi có góc nhọn để không làm ảnh hưởng đến việc thờ cúng.
Văn Khấn Ông Địa Thần Tài
Theo “Văn khấn cổ truyền Việt Nam” của NXB Văn hoá Thông tin thì nội dung của văn khấn Thần Tài Thổ Địa như sau:Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
Con kính lạy Thần tài vị tiền.
Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ Địa cai quản trong xứ này.
Tín chủ con là……
Ngụ tại……
Hôm nay, ngày… tháng… năm…
Tín chủ thành tâm sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trả quả và các thứ cúng dâng, bày ra trước án kính mời ngài Thần Tài vị tiền
Cúi xin Thần Tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!